Nhạc sĩ Thế Hiển và NSƯT Kim Tiểu Long nhận chức mới
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnVụ nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm 66-02D: Đề nghị mức án từng bị cáo
Ngày 6.3, Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Xây dựng) cho biết đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thành sửa chữa hư hỏng tại đoạn QL1A qua P.Bùi Thị Xuân (TP.Quy Nhơn) trước ngày 7.3 nhằm đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.Theo đó, sau khi Báo Thanh Niên phản ánh đoạn QL1A nói trên hư hỏng, gây mất an toàn giao thông, trong đó có 2 đoạn Ban Quản lý dự án 85 "mượn đường" thi công cao tốc Bắc - Nam, đơn vị này đã có văn bản yêu cầu các nhà thầu khẩn trương san gạt, lu lèn đảm bảo mặt đường êm thuận, khắc phục triệt để mặt đường bê tông nhựa bị hư hỏng, hoàn trả đoạn QL1A thuộc P.Bùi Thị Xuân.Ban Quản lý dự án 85 cũng yêu cầu khi trời nắng, thường xuyên tưới nước để tránh bụi bay vào nhà dân; bố trí nhân sự thường xuyên kiểm tra để khắc phục, sửa chữa những hư hỏng phát sinh nhằm đảm bảo giao thông thông suốt. Đồng thời, không để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông trên tuyến, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông xảy ra do nguyên nhân không sửa chữa kịp thời. Ban Quản lý dự án 85 yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát đôn đốc, nhắc nhở các nhà thầu hoàn thiện sửa chữa các hư hỏng, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông của nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án. Thường xuyên kiểm tra, đình chỉ thi công nếu nhà thầu không đáp ứng các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được chấp thuận hoặc phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng tới người và phương tiện tham gia giao thông.Trạm thu phí BOT Nam Bình Định (Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định) là đơn vị quản lý, thu phí tuyến đường có đoạn QL1A bị hư hỏng mà Báo Thanh Niên phản ánh. Ông Nguyễn Văn Phồn, Trưởng Trạm thu phí BOT Nam Bình Định, cho biết đã nắm thông tin. Trong ngày 7.3, đơn vị này sẽ cho người, phương tiện đến khắc phục, sửa chữa ngay để người dân và phương tiện đi lại thuận lợi.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên vào sáng 6.3, đoạn QL1A qua địa bàn P.Bùi Thị Xuân vẫn còn rất nhiều ổ voi, ổ gà chưa được sửa chữa. Riêng đoạn đấu nối với cao tốc Bắc - Nam, thuộc dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh đang được các đơn vị thi công, sửa chữa.Văn phòng Quản lý đường bộ III.4 (thuộc Khu Quản lý đường bộ III) cho biết đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 85 và Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định khắc phục, sửa ngay những điểm bị hư hỏng, nhằm đảm bảo an toàn giao thông.Ngày 5.3, Báo Thanh Niên có bài phản ánh đoạn QL1A qua P.Bùi Thị Xuân bị hư hỏng nghiêm trọng, xe tải chạy qua lại làm bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tình trạng này diễn ra gần 2 năm nay khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn, gây nhiều bức xúc.
Liên Quân Mobile: Chuẩn bị khởi tranh Đấu Trường Danh Vọng mùa đông 2023
Tối 19.1, lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Văn Vương (52 tuổi, trú xã Hoàng Long, H.Phú Xuyên, Hà Nội) về tội giết người.Bước đầu, Vương khai nhận, khoảng 10 giờ ngày 15.1, Vương sát hại con gái V.T.H (19 tuổi) rồi giấu xác dưới gầm giường trong phòng ngủ.Trưa 15.1, thấy con trai V.T.T (17 tuổi) về, Vương bảo con vào ngủ, sau đó sát hại con và giấu thi thể vào gầm giường.Tối đến, bà Đ.T.T (50 tuổi, vợ Vương) đi làm về và khoảng 23 giờ cùng ngày thì bị Vương sát hại rồi tiếp tục giấu thi thể vào gầm giường, nằm gần 2 con.Sau khi sát hại vợ và 2 con, nhà Vương lúc này còn người mẹ già bị bệnh lâu ngày nằm một chỗ là bà Đ.T.N (79 tuổi). Khoảng 1 giờ ngày 16.1, Vương bóp cổ bà N. đến chết.Gây án xong, Vương uống thuốc ngủ tự tử nhưng không chết nên ngày 16.1 đã bắt xe khách từ Hà Nội vào Đà Nẵng bỏ trốn, sau đó tiếp tục đón xe vào TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) rồi vào chùa Liên Trì cầu siêu cho mẹ, vợ và 2 con.Vương khai lý do sát hại 4 người thân là muốn giải thoát cho tất cả vì nhà quá nghèo.
Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%).
“Người tuyết” Raikkonen phá thế chân kiềng
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.